This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Giống táo Đại


*. Đặc điểm chính của giống
- Giống Đại Táo.15 có khả năng sinh trưởng và phát triển khỏe, phân cành trung bình, lá to hơi vặn, xanh vừa.
- Giống Đại táo.15 là giống chín muộn, thời gian thu hoạch quả từ tháng 20/1- 25/2, chín vào dịp tết âm lịch.
- Năng suất quả đạt 7-8 tấn/ha (tuổi1), 10-12 tấn/ha (tuổi 2), đặc biệt giống Đại Táo.15 là giống quả rất to, khối lượng trung bình quả từ 70-100 gam, khi chín màu vàng sáng, ăn giòn, ngọt mát được thị thị hiếu tiêu dùng ưa thích.

*. Kỹ thuật canh tác       
- Thời vụ trồng: Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tỉnh phía Nam trồng vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng8)
- Đất trồng: Táo là cây dễ tính ít đòi hỏi về điều kiện đất đai so với cây trồng khác, nhưng tốt nhất là trồng trên đất phù sa, đất giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.
- Mật độ trồng 400-600cây/ha với khoảng cách 5 x(4-5)m. Để có sản lượng cao ngay năm đầu có thể trồng mật độ tăng gấp đôi (5 x 2,5m), cứ 2 hàng táo nên đào một rãnh nước rộng 50cm, sâu 40-50cm để tưới tiêu.
- Trồng táo theo hốc, hố với kích thước rộng 60-70cm, sâu 60-70cm được bón lót phân vào hố trước khi trồng từ 5-10 ngày, với 30-50kg phân chuồng hoai mục+1,5-2,0kg supelân hoặc phân hữu cơ vi sinh
- Cây táo giống được trồng sâu cách mắt ghép 10cm . Trồng xong đập chặt xung quang gốc.
- Thường xuyên tưới và giữ đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ, ra chồi lộc.
- Phân bón : Tao tuổi 1,2 bón 200-300kg Urê +100-200 kg Kali + 300 kg Supe lân/1năm/ Từ tuổi 3 trở đi mỗi ha cần bón 400-500kg Urê + 200-300 kg Kali + 400-500Kg Supelân. Lượng phân trên được chia làm 3 đợt bón. Đợt 1 sau trồng (sau đốn) từ 30-35 ngày, với 30-50 kg phân chuồng hoai mục + 1/3 lượng phân hóa học/1hốc cây. Đợt 2 bón trước khi ra hoa rộ với 1/3 lượng phân khoáng trên. Đợt 3 bón khi cây vừa đẫy quả, bón toàn bộ số phân còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm quả phá hại, dùng Sherpa 0,1-0,15% phun. Bệnh sương mai có thể dùng một trong các loại thuốc sâu : Boocđô 1%, Ridomill 75WP 0,15-0,2%, Zineb 80WP 0,25% phu vào buổi chiều mát. Bệnh phấn trắng dùng Byleston hoặc Avil 0,1% để phun
- Đốn táo: giống Đại Táo.15 sau khi kết thúc thu hoạch vào giữa tháng 3. Tuổi 1 cắt cành ghép chính, để ngừa lại 20-25cm. Tuổi 2 đốn để lại 40cm cành ghép và để lại 3 thân chính ở thế chân kiềng. Tuổi 3 trở đi đốn cách vết cũ 15-20cm.
- Thu hoạch: Thu đúng lúc quả chín cho chất lượng ngon, khi quả to đẫy màu vàng sáng là thu được.

*. Khả năng áp dụng vào sản xuất.
Giống Đại táo.15 được trồng tốt và cho năng suất cao ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam.

Kỹ Thuật Trồng Và Đốn Táo Ta

Táo ta là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm bắt đầu cho thu hoạch, năng suất cao và ổn định
Chuẩn bị hố trồng:
̉vùng đồi nên chọn triền đất thấp dưới chân đồi, đào hố sâu 60 – 70 cm, rộng 60 – 80 cm theo đường đồng mực, khoảng cách giữa các hàng 5 – 6 m. Khoảng cách cây 3 – 4 m. Ở vùng đồng bằng trồng theo ô vuông cách nhau 5 – 6m, hố sâu 30 – 40 cm, rộng 60 – 80 cm.
Lượng phân bón cho 1 hố: 30 – 50 kg phân chuồng hoai + 1 kg vôi bột + 0,5 kg Supe lân. Trộn đều phân với đất trong hố, trên cùng phủ một lớp đất mặt cao hơn mặt đất 10 – 15 cm. Nên làm xong trước lúc trồng khoảng 20 – 30 ngày.

Kỹ thuật trồng:
Vụ Xuân có mưa, độ ẩm không khí cao thì trồng rễ trần. Trái lại vào mùa hanh khô thì phải trồng bầu để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Đặt gốc đứng thẳng hoặc hơi nghiêng để cành ghép hướng theo chiều thẳng đứng, mặt bầu đất đặt ngang bằng mặt hố. Nếu trồng rễ trần thì đất lấp phải kín phía trên cổ rễ, không được lấp đất quá cao gần chỗ mắt ghép. Chú ý không cho rễ cây tiếp xúc với phân bón lúc mới trồng.
Sau khi trồng, phải ủ gốc bằng cỏ rác hoặc rơm rạ để giữ ẩm và tưới nước cho cây. Hàng tuần theo dõi vặt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép, ta gọi đó là các mầm dại vì để nó phát triển sẽ lấn át mầm ghép, cây lớn lên sẽ không cho quả đúng như cây giống tốt ban đầu.
Thời vụ trồng:
Nếu cây giống ghép được sớm, đúng tiêu chuẩn xuất vườn thì có thể trồng tháng 11, vì lúc này trời còn ấm, đất còn ẩm, sang Xuân thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh, chóng tạo tán và cuối năm vụ bói quả đầu sẽ có nhiều quả.
Nếu hết tháng 11 mà cây giống còn nhỏ thì để qua Tết âm lịch, trồng vào tiết lập Xuân trở đi là tốt hơn cả. Ở miền Nam, Tây Nguyên nên trồng vào đầu mùa mưa.
Bón phân:
Sau khi trồng một tháng, cây đã bén rễ có thể tưới nước phân lợn pha loãng tỷ lệ 1: 10 đến 1: 3 theo độ lớn dần của cây, hoặc phân đạm hòa nước tỷ lệ 1%, mỗi tuần một lần trong 1, 2 tháng đầu.
Sau đó hàng tháng, định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân vô cơ gồm đạm, lân, Kali theo tỉ lệ 2: 1: 1 với liều lượng 0,2 kg với cây nhỏ và 1,5 kg với cây lớn.
Cách bón:
Rải phân theo hình chiếu của tán cây, dùng cuốc xới lật, lấp phân xuống ở độ sâu 5 – 10 cm. Lượng NPK bón cho cây phải tăng dần theo tuổi cây và sản lượng quả mà cây mang lại.
Tưới nước:
Muốn có năng suất cao, phẩm chất quả ngon, phải đảm bảo đủ nước cho táo. Có thể nói táo rầt cần nước ở các giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc quả đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày, ăn chát, kém phẩm chất.
Cung cấp nước cho cây bằng cách dẫn nước ngấm theo rãnh luống vào gốc cây hoặc tưới phun.
Phòng trừ sâu bệnh:
Vào mùa Hè táo hay bị các loại sâu như sâu cắn lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ. Dùng Wofatox 0,1% phun định kỳ 15 ngày 1 lần. Khi táo có quả non hay có sâu đục quả, phun BI 58 nồng độ 0,1%. Trong tháng 6, 7 xén tóc thường đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường vòng quanh thân cây, ngăn đường vận chuyển nhựa làm cây úa hoặc chết. Để phòng loại sâu này, hàng năm khi đốn cây dùng 100 g Basudin hòa vào trong 10 lít nước trộn với phân bò hoặc đất sét quét lên thân cây từ mặt đất lên cao 1 m. Không nên trộn với vôi vì sẽ làm cho thuốc mất hiệu quả. Muốn diệt sâu non thì dùng dao nhọn rạch theo đường sâu gặm để bắt rồi bôi Wofatox 0,2% vào chỗ bị gặm.
Táo thường có 2 loại bệnh: phấn trắng và thối quả. Muốn tránh 2 loại bệnh này cần chú ý đảm bảo độ thông thoáng, khi đốn tránh cho chồi cây gặp lạnh mùa Đông và chống thối quả bằng phun thuốc Boóc đô 1% hay Zineb 0,5 – 1%.
Đốn táo:
Căn cứ vào đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ Xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành làm sao để có nhiều cành ra trong vụ Xuân, cành khỏe, có sản lượng cao. Có hai cách đốn như sau:
- Đốn phớt: làm thường xuyên, hàng năm sau vụ hái quả nhằm giữ cho sản lượng quả cao và ổn định. Cắt toàn bộ phần cành mang quả và cành mẹ đốn chỉ chừa lại một đoạn ở ngoài tán khoảng 10 – 30 cm. Đến mùa Xuân trên cành mẹ này sẽ mọc nhiều mầm mới, phát triển thành cành. Nếu ở mỗi cành mẹ có quả nhiều mầm thì tỉa bớt, giữ  lại những cành phân bố đều trên tán, nhằm tận dụng tối đa ánh sáng, nước và dinh dưỡng, cây sẽ cho quả nhiều và có năng suất cao. Kỹ thuật đốn phớt này áp dụng đối với táo Gia Lộc làm trái vụ (ra hoa tháng 5 và có quả vào tháng 8 – 9).
- Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1- 3 tuổi và đối với cây đã lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước. Do đốn đau sẽ phát sinh nhiều cành vượt, nâng  được tán cây cao dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.      
Thời vụ đốn táo: thường tiến hành sau khi hái quả. Song, tùy theo giống sớm hoặc muộn mà đốn cho  thích hợp. Nếu đốn quá muộn, trên cây đã mọc những mầm mới, chất dinh dưỡng bị phân tán và tiêu hao vô ích, ảnh hưởng đến các mầm mọc về sau. Tốt nhất nên đốn từ 15/2 – 15/3 vì sẽ cho số lượng cành cấp I nhiều nhất, tốc độ ra cành cũng nhanh và tập trung hơn các thời vụ khác. Cây cho nhiều cành quả để có sản lượng cao.
Cần chú ý kết hợp việc đốn táo với việc bón phân bổ sung đầy đủ cho cây sau khi đốn.

Bả Diệt Ruồi Chữa Bệnh Cho Táo

Táo là cây đặc sản cho thu nhập cao, dễ tiêu thụ và dễ chăm sóc, được trồng ở tỉnh Ninh Thuận cách đây hơn 20 năm và phát triển mạnh từ năm 2005 đến nay.
Diện tích trồng táo toàn tỉnh hiện có trên 790 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm gần 580 ha, sản lượng đạt gần 15.700 tấn. Ở nhiều nơi trong tỉnh, cây táo đã được chọn là đối tượng cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thậm chí đã thay thế hẳn cây nho tại một số vùng trồng nho truyền thống.

Tuy hiệu quả kinh tế là vậy, song canh tác táo còn nhiều rủi ro, năng suất và chất lượng táo chưa đạt như mong muốn bởi lẽ so với tiềm năng (táo có thể cho năng suất trong khoảng 25-35 tấn/ha) thì năng suất táo ở tỉnh ta còn thấp, chỉ đạt bình quân 19,8 tấn/ha.
Nguyên nhân do đa số các hộ nông dân trồng táo quản lý sâu bệnh chưa hiệu quả và còn phải phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Trong các loài sâu bệnh gây hại có ruồi hại trái táo là đối tượng nguy hiểm nhất và là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước, thường xuất hiện trong mùa mưa tại tỉnh ta.
Trái táo bị hại sẽ có tỷ lệ thối rụng không thể ăn được lên đến 25-30%. Lâu nay, nông dân trồng táo chủ yếu dựa vào thuốc hóa học để phun định kỳ phòng trừ là chính, nhưng chỉ diệt được con ruồi đực mà lại không diệt hoàn toàn nên ruồi cái vẫn thụ tinh, tiếp tục châm và đẻ trứng vào trái, gây nên thối rụng. Đã thế, vết ruồi châm sần sùi làm trái táo xấu ảnh hưởng tới giá bán.
Nhằm giảm bớt những thiệt hại do ruồi đục trái gây ra, giảm chi phí do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công phun thuốc, bảo vệ được môi trường sinh thái, sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, Ban quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật sử dụng bẫy bả sinh học phòng trừ ruồi táo (thuộc tiểu hợp phần A1: Nghiên cứu và phát triển công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh).
Mục đích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của táo trồng, đồng thời nâng cao hiểu biết về ruồi hại trái và biện pháp phòng trừ hiệu quả cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trồng táo.
Theo anh Nguyễn Văn Luận, cán bộ Ban quản lý Dự án, bả sinh học là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học được hình thành từ Ento-Pro, thức ăn ưa thích cho ruồi đực, ruồi cái và một số côn trùng khác ở giai đoạn trưởng thành. Ento-Pro được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Úc, không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
Khi sử dụng cần kết hợp với thuốc trừ sâu Rigell vì ruồi ăn bả sau 2-3 ngày mới chết, trong thời gian này ruồi đi giao phối sẽ gây nhiễm chết những con khác (bả Ento-Pro tiêu diệt cả ruồi đực và ruồi cái) nên tác dụng diệt ruồi cao trên 90%; được mệnh danh là “thần diệt ruồi hại trái”.
Việc sử dụng bẫy bả sinh học phòng trừ ruồi táo là một tiến bộ kỹ thuật mới nên nông dân chưa quen áp dụng. Để giúp nông dân tiếp cận, từ đầu tháng 11-2011, Ban quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh đã triển khai chuyển giao 6 mô hình trình diễn sử dụng bả Ento-Pro phòng trừ ruồi đục trái táo ở các xã Phước Sơn, Phước Hậu (Ninh Phước), mỗi xã có 3 mô hình, mỗi mô hình có diện tích khoảng 10 ha với 10 hộ tham gia. Dự kiến thời gian thực hiện là 10 tháng, kết thúc vào đầu tháng 9 năm 2012.
Vùng được chọn là vùng có điều kiện tự nhiên, môi trường đáp ứng những nhu cầu thực hiện mô hình trình diễn, có diện tích trồng táo tập trung hoặc có táo trồng trong giai đoạn kinh doanh, có đường giao thông thuận tiên cho việc tham quan, học tập chuyển giao. Các hộ trồng táo được chọn tham gia mô hình có diện tích trồng ít nhất từ 1 ha trở lên, có ý thức áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật mới và kỹ năng truyền đạt cho bà con nông dân.
Qua thực hiện mô hình, thời gian tuy còn ngắn nhưng tại vườn táo của ông Lê Xuân Hoan (Phước Sơn) được đánh giá có khả năng giảm tỷ lệ ruồi hại trái táo 50%, nâng cao năng suất táo lên 15-20% và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất táo lên 20% so với hiện tại.
Dùng bả ruồi chữa bệnh sâu đục trái là một phương pháp khoa học đầy sáng tạo, lần đầu tiên thử nghiệm trên các vườn trồng táo ở nông thôn tỉnh ta. Điều dễ nhận ra là sử dụng bả Ento-Pro có chi phi rẻ, hiệu quả lại cao hơn so với dùng các loại bẫy bả khác vốn chỉ diệt được con ruồi đực.
Qua các mô hình đang thực hiện, Ban quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh có cơ sở để tiến hành đào tạo cán bộ kỹ thuật, tổ chức các hội nghị tham quan đầu bờ, các lớp tập huấn trực quan để chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Mục đích không gì khác hơn nhằm nâng cao năng suất, giảm bớt thiệt hại do ruồi đục trái táo, đồng thời bảo đảm cho sản xuất táo tại tỉnh ta an toàn, bền vững, nâng tính cạnh tranh trên thị trường.

Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Mô hình do Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh triển khai, với sự tham gia của 10 hộ dân ở hai thôn Ninh Quý 1 và Ninh Quý 3. Ngoài việc được hướng dẫn chi tiết quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn của VietGAP, các hộ còn được hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp và tập huấn về cách sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Thành (thôn Ninh Qúy 3) cho biết: “Tôi tham gia mô hình với diện tích 2 sào, được hướng dẫn thực hiện và ghi chép cụ thể từng thời điểm bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc như thế nào,… Mặc dù tổng chi phí đầu tư có cao và quy trình phức tạp hơn nhưng qua nửa năm thực hiện, tôi thấy cây táo ít sâu bệnh, lượng thuốc phải dùng cũng ít hơn, năng suất táo thì đạt hơn, sạch và an toàn hơn.” Ông Thành cũng cho biết thêm, mặc dù quy trình này khá chặt chẽ nhưng rất dễ làm, không hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ.
Các hộ nông dân ngoài mô hình cũng rất quan tâm, học hỏi cách làm mới này. Quy trình sản xuất nông sản theo VietGAP quản lý và đảm bảo an toàn ở tất cả các khâu từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch, thông qua 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy nguyên nguồn gốc. Do vậy, sản phẩm đưa ra thị trường không chỉ mang tính an toàn mà còn có khả năng truy nguyên nguồn gốc khi xuất hiện vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xã Phước Sơn hiện có trên 250 ha táo, chiếm hơn ¼ diện tích táo toàn tỉnh nên nếu mô hình này được nhân rộng thì đây sẽ là vùng nguyên liệu táo sạch, hoạt động sản xuất và thu nhập của nông dân sẽ ổn định. Tuy nhiên, vấn đề người trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP đang băn khoăn là đầu ra của sản phẩm. Ông Dương Thanh Tùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Sơn cho biết: Hiện tại, các hộ tham gia mô hình này vẫn tự bán sản phẩm thông qua thương lái trên địa bàn, với giá ngang bằng giá táo loại thường, tức dao động quanh mức 10.000 đồng/kg, tùy kích cỡ và mẫu mã.
Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ quả táo như nước ép, táo sấy khô, mứt táo, rượu táo,… chưa nhiều. Quả táo xanh Ninh Thuận chủ yếu dùng ăn tươi, sản xuất và tiêu thụ tự do, chưa có bao bì nhãn mác. Táo thu hoạch chưa qua sơ chế nên thời gian bảo quản ngắn, chỉ khoảng 4 ngày.
Được biết, hiện Hội Nông dân tỉnh cùng với Sở Khoa học và Công nghệ đang xúc tiến xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Táo xanh Ninh Thuận. Đây sẽ là cơ sở tốt cho các doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm táo sạch ra thị trường trong và ngoài nước. Khi ấy, cây táo xanh sẽ thật sự trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương với hiệu quả kinh tế bền vững.

Chủ Động Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Táo Trái Vụ

Táo là cây trồng cho thu nhập khá và có thị trường tiêu thị ổn định. Từ năm 2005 trở lại đây, diện tích trồng táo ở tỉnh ta có xu hướng mở rộng, đến nay, toàn tỉnh có gần 1.000 ha. Song trồng táo cũng gặp nhiều rủi ro do tình hình sâu bệnh gây hại.

Là vùng trồng táo trọng điểm của tỉnh, huyện Ninh Phước hiện có trên 700 ha cây táo, trong đó hiện có gần 20% diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch. Theo phản ánh của người trồng táo ở địa phương, một số ít diện tích táo đã xuất hiện hiện tượng ruồi đục quả. Nhưng nhờ chủ động phòng bệnh nên đến thời điểm hiện tại, không gây hại nghiêm trọng đến năng suất. Anh Huỳnh Ngọc Luận, ở thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn cho hay, gia đình có 1,2 sào táo đang thời kỳ thu hoạch.
Vì trái vụ nên táo bán cũng được giá hơn nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi táo đang chín sợ nhất ruồi đục quả làm cho trái bị thối rụng. Để phòng trừ dịch bệnh mùa này, phải thu hoạch sớm hơn và thường xuyên dọn cành, lá, làm sạch giàn, đặt bả Enter-pro diệt ruồi đục quả và phun thuốc hóa học theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Tuy nhiên, để chủ động phòng trừ bệnh hại trên cây táo, nhất là ruồi đục quả, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát, giúp nông dân phòng trừ dịch bệnh. Ông Nguyễn Lê, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ruồi đục quả là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây táo trong thời kỳ cho quả và đang thu hoạch. Ruồi đục quả gây hại quanh năm, nhất là mùa mưa và trái vụ.
Hiện nay, khoảng 80% diện tích trồng táo của nông dân đang giai đoạn cắt cành và trái non, một số khác là những giàn táo muộn, đang được thu hoạch. Do diện tích phá hoại bị thu hẹp, mật độ ruồi vàng tập trung ở những vườn táo trái đang chín, nếu không chủ động phòng trừ đúng kỹ thuật thì sản lượng táo có thể giảm từ 20-30%. Không chỉ tập trung giám sát sâu bệnh ở Ninh Phước, Chi cục còn chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố là vùng trọng điểm trồng táo phải chủ động nắm bắt thông tin và báo cáo kịp thời về Chi cục để có hướng hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân.
Đồng thời, để hạn chế tác hại của ruồi đục quả, ngành cũng khuyến cáo bà con nên thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây; thu gom những trái hư, trái đã rụng; thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh để vườn luôn sạch sẽ, thông thoáng… Hiện nay, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả được áp dụng một cách rộng rãi và mang lại hiệu quả cao là dùng bả Enter-pro theo nhiều cách. Bà con có thể phun trực tiếp lên tán cây hoặc đặt bẫy bả diệt ruồi đục quả.
Cũng theo khuyến cáo của ngành, do táo khai thác nhiều lứa trong năm, người trồng táo nên phun Enter-pro định kỳ 5-7 ngày một lần, bắt đầu từ khi cây táo có hoa. Bả Enter-pro là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học nên không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo để có được những vụ táo bội thu.

Cách Chăm Sóc Táo Trong Giai Đoạn Ra Hoa Và Đậu Trái Non

1/ Về phân bón:
Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.

Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.
Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.
2/ Cách chăm sóc:
Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
3/ Sâu bệnh:
Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:
* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.
* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…1/ Về phân bón:
Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.
Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.
Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.
2/ Cách chăm sóc:
Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
3/ Sâu bệnh:
Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:
* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.
* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo

Táo là cây trồng phổ biến tại nước ta, vùng phân bố nhiều nhất như Ninh Thuận, Tiền Giang và một số tỉnh ĐBSH, giống Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, với cây táo chiết cành hoặc ghép mắt thì sau trồng một năm cây bắt đầu cho thu hoạch.
ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-tao
1. Giống:
Táo gia lộc: quả hình trái xoan khi chín có màu vàng tươi, vị hơi chua, trọng lượng quả 20-25g, vụ chính ra hoa vào tháng 7,8,9, thu hoạch vào tháng 11,12.
Táo chua chín vào tháng 3, quả nhỏ, mã đẹp. Ngoài ra còn rất nhiều giống táo khác cũng cho năng suất cao và ổn định đang được bà con nông dân trồng khắp các tỉnh thành.
Nhân giống chủ yếu là ghép mắt, ghép theo kiểu chữ T hoặc cửa sổ, thời vụ ghép tốt nhất là vụ thu tháng 7,8,9. Sử dụng các giống táo chua làm gốc ghép.
3. Thời vụ trồng: Trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân.
4. Khoảng cách và mật độ trồng: Khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5m, hàng cách hàng 5 – 6m, đào hố sâu 40cm, rộng 60 – 80cm, bón lót 30kg phân chuồng + 0,5kg vôi bột + 1kg super lân trộn đều với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố, lấp hố trước trồng 1 tháng.
5. Bón phân: Khi cây còn nhỏ (kiến thiết cơ bản): bón 20 – 30kg phân chuồng + 1kg ZOOREA F1 + 1kg SITTO PHAT 15-15-15-10 SiO2+TE/gốc/năm.Khi cây đã cho sản lượng ổn định (thời kỳ kinh doanh): bón 30 – 40kg phân chuồng + 2kg ZOOREA F1 + 2kg SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE/gốc/năm.
6. Chăm sóc: Đối với táo ta sau mỗi vụ thu hoạch cần phải sử dụng biện pháp kỹ thuật đốn để tập trung dinh dưỡng và thân cành mới cho vụ sau. Có 2 phương pháp đốn là:
*  Đốn phớt: hàng năm sau thu hái quả thì tiến hành đốn phớt nhằm giữ cho năng suất cao và ổn định bằng cách cắt toàn bộ cành quả và cành mẹ (kỹ thuật này áp dụng với táo gia lộc làm trái vụ).
Đốn đau: áp dụng đốn tạo hình cho cây con và cây đã già để tạo cho cây có bộ khung tán mới bằng cách cắt cụt hết các cành chỉ để lại 3 – 5 cành chính.
Thời vụ đốn: tốt nhất vào thời kỳ15/2 – 15/3, sau đốn cần bón bổ sung phân chuồng và phân   vô cơ.
Theo 2 lúa